Thiết bị khí Nén
Dây đai - Băng tải - xích
Fanpage Facebook
Hỗ Trợ Trực Tuyến

- Mr Hưng:
0941226678
- Email:sales@thientien.com
Tin Tức
Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin khẳng định mình có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất và uy tín nhất.
Công ty TNHH kỹ thật Thiên Tiễn

10 định luật làm giàu của người Do Thái
Hãy nắm bắt những khái niệm như định luật thùng gỗ, hiệu ứng ruồi ngựa, hiệu ứng Matthew...trong danh sách này. Đây là những định luật về kinh doanh cực hữu ích được người Do Thái đúc kết từ hàng ngàn năm trước, hiện tại vẫn còn nguyên giá trị.
Bánh sẽ không tự nhiên rơi từ trên trời xuống. Bởi vậy, những điều tốt đẹp đều có nguyên do ở phía sau, nếu không có cơ hội sẽ không vô duyên vô cớ rơi vào tay bạn' - đây là một trong số những điều tâm niệm của người Do Thái trong những bài học về làm giàu.
Chúng ta đều biết rằng người Do Thái là một dân tộc thông minh nhất thế giới. Thế nhưng, ít ai biết rằng, trong làm ăn, những con người mang dòng máu Do Thái cũng rất cừ khôi. Chẳng vậy mà giờ đây, đất nước Israel được đánh giá là một trong số những trung tâm khởi nghiệp của thế giới.
Câu chuyện về chiếc bánh ở trên chỉ là một trong số những bài học người Do Thái truyền lại cho nhau về cách làm giàu.
Hơn cả câu chuyện đó, có những định luật làm giàu mà các học giả Do Thái đã tổng kết lại và giờ đây chúng đã trở nên phổ biến. Dưới đây là 10 định luật đã được tổng kết lại từ nhiều năm trước:
1. Tư duy của Edison: Thất bại là mẹ thành công
Edison xem mỗi lần thử nghiệm thất bại là một lần thu hoạch, bởi ít nhất chúng đã chứng minh rằng nguyên liệu thử nghiệm hoặc phương pháp đó là bất khả thi.
Do đó, sợi đốt của bóng đèn đã phải trải qua hơn 6.000 cuộc thử nghiệm mới có thể thành công.
Những người Do Thái khởi nghiệp luôn thể hiện một ý chí kiên cường, cho dù gặp phải bao nhiêu lần thất bại, họ đều cho rằng những cái đó đều là trải nghiệm cần có để tiến đến thành công.
2. Hiệu ứng Matthew: Nhất định phải trở thành người dẫn đầu
Nếu muốn giữ được ưu thế trong một lĩnh vực nào đó, thì cần phải cấp tốc trở thành người đi đầu trong lĩnh vực ấy. Khi bạn trở thành người dẫn đầu, cho dù tỷ suất hoàn vốn là giống nhau, bạn cũng có thể dễ dàng thu được lợi ích lớn hơn so với những người cùng ngành nhưng yếu hơn.
Trong kỹ năng sáng nghiệp kinh doanh, một khi người Do Thái giành được ưu thế trong lĩnh vực nào đó, họ sẽ cấp tốc đột phá mạnh mẽ hơn; khi xuất hiện đối thủ lớn mạnh, họ sẽ đi theo một cách khác, tìm ra chính xác điểm yếu của đối thủ và ưu thế của bản thân.
3. Định luật dao cạo Occam: Hãy đơn giản hết mức!
Định luật dao cạo Occam cho chúng ta biết rằng: Vạn sự vạn vật nên “đơn giản hết mức” chứ không phải là đơn giản hơn
Người Do Thái thích duy trì tính đơn giản của sự việc, nắm bắt căn bản, giải quyết thực chất, không thích làm phức tạp hóa sự việc, có như vậy mới có thể giải quyết xong sự việc một cách nhanh chóng và có hiệu suất hơn.
4. Định luật đồng hồ: Một người không thể có hai người chỉ huy
Chỉ cần có một chiếc đồng hồ bạn có thể biết được bây giờ là mấy giờ. Nhưng khi sử dụng hai chiếc đồng hồ cùng một lúc, bạn lại không thể nào xác định giờ. Hai chiếc đồng hồ không thể nói cho một người biết thời gian chính xác hơn.
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng không thể cùng lúc ứng dụng hai loại quản lý khác nhau, cũng không thể cùng lúc thiết lập hai mục tiêu khác nhau.
Một người không thể để cho hai người chỉ huy cùng một lúc, mỗi người cũng không thể cùng lúc lựa chọn hai loại quan niệm giá trị khác nhau.
5. Định luật thùng gỗ: Thùng có thể đựng bao nhiêu nước là quyết định ở tấm gỗ ngắn nhất
Mỗi doanh nghiệp đều có khâu yếu kém của mình. Chính những khâu này làm doanh nghiệp có rất nhiều nguồn nhân lực nhàn rỗi thậm chí là lãng phí, không phát huy được tác dụng đáng có
Người Do Thái cho rằng mỗi một đồng vốn đều phải xoay quanh một trọng tâm, mỗi một bộ phận đều phải xoay quanh mục tiêu trọng tâm mà cố gắng. Xoay quanh một vòng tròn trọng tâm, hình thành một vòng tròn thích hợp với mình nhất.
6. Định luật rượu và nước bẩn: Kịp thời dẹp sạch phần tử tiêu cực
Một muỗng rượu đổ vào một thùng nước bẩn, bạn sẽ có được một thùng nước bẩn; Đổ một muỗng nước bẩn vào trong một thùng rượu, cái bạn nhận được vẫn là một thùng nước bẩn!
Người Do Thái không nhân nhượng đối với tổ viên hoặc những thứ phá hoại tổ chức, họ cho rằng cần phải kịp thời xử lý ngay cả trước khi những phần tử tiêu cực này bắt đầu phá hoại.
7. Hiệu ứng ruồi ngựa: Con ngựa lười biếng ra sao, chỉ cần có ruồi ngựa cắn chích cũng sẽ hăng hái tinh thần
Ngựa bị ruồi chích rồi mới có thể chạy nhanh hơn, bất kể nó là con ngựa lười biếng ra sao. Con người chúng ta cũng như vậy
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng: chỉ khi bị ai đó đuổi theo, người ta mới không dám buông lỏng, mới biết cố gắng phấn đấu. Từ góc độ này cho thấy, chúng ta nên cám ơn đối thủ cạnh tranh của mình, bởi họ chính là chuông báo tốt nhất cho ta hoàn thiện.
8. Tư duy cá bống: Không theo trào lưu, học cách suy nghĩ độc lập
Cá bống lấy con cá khỏe mạnh làm thủ lĩnh tự nhiên, cho dù hành động của con cá bống thủ lĩnh này xảy ra hỗn loạn, những con cá bống khác vẫn mù quáng chạy theo như trước.
Ngay từ nhỏ, người Do Thái đã phải học cách suy nghĩ độc lập, không mù quáng chạy theo trào lưu.
9. Tư duy Florence: Mục tiêu giống như hải đăng, đủ sáng mới có thể chỉ dẫn tàu thuyền
Mục tiêu cần phải “nhìn thấy được”, đời người không nhìn thấy được mục tiêu sẽ mất đi phương hướng tiến về trước, cho dù bạn có tràn trề tinh lực đi nữa cũng là làm việc vô ích.
Người Do Thái luôn nhấn mạnh ý nghĩa của việc định vị chính xác, mục tiêu rõ ràng, tất cả xoay quanh thực hiện mục tiêu mà tiến hành.
10. Tư duy tương quan: Không có bất cứ sự vật nào có thể tồn tại độc lập
Giữa các sự vật có sự tương tác, chúng sẽ không tồn tại độc lập.
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng sẽ không có bánh rơi từ trên trời xuống, bất cứ sự vật gì dẫu nhìn thấy là tốt đẹp thì đều có nguyên nhân của nó, không có cơ hội vô duyên vô cớ để lại cho bạn.
Theo Doanh nhân Sài gòn

Muốn thành công, hãy đến gần 6 người này
Những doanh nhân thành đạt có lẽ đều hiểu rằng một phần thành công của họ đến từ những người bạn, cộng sự hoặc đối tác xung quanh.
Theo INC, trong câu chuyện kinh doanh thành công của Steve Jobs, Elon Musk, Jeff Bezos, Bill Gates, Arianna Huffington, Mark Cuban... đều có một điểm chung, đó là họ sẽ không đạt được thành quả như mọi người đã thấy nếu thiếu 6 tuýp người bạn dưới đây.
1. Người thúc đẩy
Vai trò chính của người thúc đẩy là khuyến khích bạn tiếp tục nỗ lực ở những giai đoạn khó khăn. Bất kể hoàn cảnh xung quanh ra sao, động lực vươn lên của bạn sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều khi bạn có được một người sẵn sàng động viên bạn tiến lên. Những người thúc đẩy nthường là bạn đời, người thân hoặc bạn tri kỷ của bạn.
2. Người nhận định
Trong một phiên tòa, bồi thẩm đoàn có vai trò đưa ra nhận định sau khi đã có đủ thông tin cần thiết cho một vụ việc. Tương tự trong cuộc sống, người nhận định là người thẳng thắn đưa các góc nhìn họ thấy về cách bạn đang kinh doanh, hoặc thậm chí là đang sống. Nếu bạn muốn có những luồng góp ý đa chiều thì bạn cần phải có một vài người nhận định trong vòng tròn các mối quan hệ của mình.
3. Người tư vấn
Đây là nhân vật mà bạn có thể gọi hay liên lạc bất cứ lúc nào bạn cần. Những thời điểm bạn thường sẽ tìm đến họ là khi bạn chuẩn bị đưa ra một quyết định quan trọng với vận mệnh của công ty, hoặc chuẩn bị tuyển dụng một vị trí trọng yếu.
Đa số những người tư vấn đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hoặc các lĩnh vực liên quan khác. Họ sẵn lòng dành thời gian để đưa cho bạn lời khuyên.
Đôi khi lời khuyên của họ là những điều bạn không muốn nghe, vì nó phản chiếu những điều bạn đang trốn tránh. Nhưng chính vì vậy nên lời khuyên của họ trở nên quan trọng. Những lúc có cảm giác không muốn nghe này, bạn hãy nhớ rằng bạn tìm đến người tư vấn là để giúp cho bản thân hoặc doanh nghiệp của bạn thành công.
4. Đối tác
Đối tác là một nửa thành công trong kinh doanh của bạn. Họ có những yếu tố cần thiết mà bạn không có, hoặc yếu tố đó là điểm yếu của bạn hiện tại. Ngược lại với những quan điểm thông thường, đây không hẳn phải là đồng sáng lập với bạn.
Đối tác thường là một cá nhân nội bộ hiểu rõ doanh nghiệp của bạn như trong lòng bàn tay. Cũng chính vì họ hiểu quá rõ nên bạn thường sẽ thấy khó khăn khi làm việc cùng, song công việc kinh doanh sẽ không thể tồn tại nếu thiếu họ.
5. Người chắp cánh
Mọi doanh nhân đều phải có một ai đó trong đời sẵn lòng lắng nghe các ý tưởng và nêu ý kiến sau khi nghe với họ. Đó là vai trò của người chắp cánh, những người sẵn lòng giúp bạn khai mở ý tưởng kinh doanh, sản phẩm, chiến dịch truyền thông mới. Người hợp tác tốt nhất là người có trí tưởng tượng phong phú và có khả năng chắp cánh cho suy nghĩ của bạn được thăng hoa.
6. Người thách thức
Đây là những người mà bạn thường thấy họ nghi ngờ vào khả năng của bạn. Họ luôn nói bạn không thể làm được hoặc chưa đủ giỏi để làm một việc gì đó. Lời nói hoặc hành động của họ thường đốt cháy tâm trí của bạn. Họ làm bạn khát khao đi đến tận cùng để chứng minh rằng họ đã sai. Và những lời nói có vẻ "cay nghiệt" này, thực ra, lại là bàn đạp để bạn đi thẳng đến thành công.
Theo Doanh nhân Sài gòn

11 bí quyết tìm người tài từ các doanh nhân thành công
Tích cực trò chuyện, nắm bắt sâu sát hoàn cảnh của nhân viên, đối xử với nhân viên như với đối tác, tuyển bạn của nhân viên giỏi... là những bí quyết "chọn mặt gửi vàng" từ các doanh nhân, nhà lãnh đạo lớn.
Dưới đây là 11 bí quyết tuyển chọn người tài hiệu quả của các nhà lãnh đạo, doanh nhân thành công:
1. Tích cực trò chuyện
Gary Vaynerchuk - nhà sáng lập, CEO của VaynerMedia (công ty có 600 nhân viên với hơn 100 triệu đô la doanh thu/năm), tác giả cuốn sách nổi tiếng #AskGaryVee
Những đồng sự “hạng A” của tôi có nhiều mối bận tâm và mong muốn khác nhau. Thế nên, để từng cá nhân có môi trường làm việc thoải mái nhất, tôi thường xuyên tâm sự với họ. Chỉ khi người lãnh đạo khoáng đạt trong giao tiếp cùng nhân viên thì họ mới thực sự cởi mở tấm lòng đối với bạn.
Bên cạnh đó, tích cực trò chuyện cũng đi kèm với việc sâu sát hoàn cảnh của cấp dưới. Một nhân viên ưu tú của tôi lúc mới làm tại VaynerMedia chưa có con giờ đã có 2 cháu. Điều này ngay lập tức thay đổi mối quan tâm của cậu ta. Nhận biết được những thay đổi dù là nhỏ nhất này cũng sẽ cực kỳ hữu ích cho việc “làm thân" với cấp dưới.
Một khi tất cả hiểu ý nhau, CEO sẽ không phải nhiều lần nhắc đi nhắc lại một vấn đề. Bộ máy điều hành trơn tru phải là như thế. Điều quan trọng nhất, đặc biệt khi doanh nghiệp ở top đầu, chính là dù giản lược trong việc trình bày chi tiết nhưng mọi người vẫn nhận thức chính xác điều mình cần làm và tiến hành ngay.
2. Tuyển bạn của nhân viên giỏi
Tai Lopez - nhà đầu tư, cố vấn, người thành lập đế chế marketing online trị giá hàng chục triệu đô
“Kinh doanh giống như tìm người yêu vậy!" Nếu còn độc thân, đơn giản là bạn đã bị người khác nẫng tay trên “một nửa” phù hợp rồi. Các trang web ghép đôi như Tinder hay Match.com dù tràn ngập tài khoản nhưng chẳng có mấy người thực sự có mong ước hẹn hò. Chuyện kinh doanh cũng như thế. Nguồn cung nhân lực thì ê hề nhưng không nhiều người trúng tuyển. Nguyên do cũng rất cụ thể: trình độ kém hoặc nhân cách tồi, dễ gây bất hòa tại nơi làm việc.
Kinh nghiệm của tôi là sau khi đã ưng ý với một hoặc hai cá nhân được việc, hãy hỏi xem có người bạn nào của họ muốn trở thành đồng nghiệp không? Có câu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, nhân viên xuất sắc thì ắt hẳn bạn anh ta cũng không hề kém cạnh. Công ty tôi thưởng cho người giới thiệu đến 1.000 đô la với mỗi nhân viên mới "trụ lại" được hơn 3 tháng.
3. Hiểu vì sao người giỏi lại giỏi
Roberto Orci - nhà sản xuất, biên kịch Hollywood với các tác phẩm thu về hơn 5 tỷ USD toàn cầu
Bậc thầy quảng cáo David Ogilvy nói rằng một người lãnh đạo khôn ngoan nên biết chọn người dưới trướng thông minh hơn mình và hãy luôn cẩn trọng khi làm như vậy. Người có năng lực luôn muốn khẳng định bản thân đồng thời cũng rất kỳ vọng vào khả năng lãnh đạo của sếp.
Thế nên, hãy tuyển cho mình nhân viên giỏi và luôn đặt họ trong tình trạng thử thách. Dù vất vả đôi chút nhưng đây là phương thức tối ưu khiến người tài luôn hứng thú với công việc và tuyệt đối trung thành.
4. Tuyển dụng bằng video
Grant Cardone - chuyên gia bán hàng, người xây dựng đế chế bất động sản đáng giá 500 triệu đô la
Nhân tài thực sự không hề dễ tuyển lựa, tìm một tí vàng phải đãi cả sông cát. Để tiết kiệm thời gian, tôi tuyển dụng nhân viên xuất sắc thông qua video, đơn xin việc giờ là thứ xưa như trái đất rồi. Hãy nói với ứng viên: "CV của anh/ chị ấn tượng đấy, giờ hãy gửi cho tôi một đoạn video dài 1 phút".
Với video ngắn này, hãy kiểm chứng những thế mạnh mà ứng viên đã khai. Ví dụ, tôi sẽ yêu cầu ứng viên sale bán một ly nước trong vòng 60 giây. Nếu không thực hiện được, làm cách nào người đó bán hàng cho tôi đây? Show truyền hình "Whatever It Takes" của tôi được tạo ra để tìm người xuất chúng chứ không phải tìm kiếm nhân viên bình thường. Chúng tôi phỏng vấn hơn 150 cá nhân mà chỉ chọn được vỏn vẹn 15 người. Ấy thế mà chính con số ít ỏi đó lại mang về cho tôi đến hơn 10 triệu đô la.
5. Tuyển nhân viên qua mạng lưới truyền thông và quảng cáo
Com Mirza - CEO của Mirza Holdings, người thất bại với 8 công ty liền và hiện sở hữu doanh nghiệp có doanh thu tỷ đô cùng hơn 600 nhân viên
Tôi hiếm khi tin dùng những tay săn đầu người cũng như công ty chuyên về nhân sự, mà thay vào đó sử dụng mạng lưới truyền thông rộng rãi vốn có của mình. Tôi thường cho truyền thông, quảng cáo online một vị trí cụ thể và hướng nó đến ứng viên phù hợp. Một "siêu sao quản lý" sẽ san sẻ và gánh vác trọng trách cùng sếp cực kỳ hiệu quả. Họ trở thành cánh tay mặt, là tai và là mắt hữu dụng trong mạng lưới của CEO.
Một nhân viên tài năng, thấu hiểu tầm nhìn cũng như mục tiêu doanh nghiệp dễ dàng khiến tăng trưởng vọt lên đến 15%. Với khoảng 6 "siêu sao" như vậy, ắt hẳn bạn cũng tính toán được tầm ảnh hưởng từ họ đối với doanh số công ty là to lớn dường nào.
6. Giá trị, khát vọng và cốt cách thắng tài năng
Craig Handley - nhà đồng sáng lập, CEO của ListenTrust
Với cương vị lãnh đạo, bạn phải xác định được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp nằm ở đâu. Doanh nghiệp chỉ thành công khi mỗi lần khách hàng nhắc đến bạn, họ biết sứ mệnh của nó là gì và nó đại diện cho cái gì. Khi tuyển dụng nhân sự, hãy lựa chọn những cá nhân có đồng nhận thức về giá trị, khát vọng và nhân cách với doanh nghiệp. Tôi từng nắm trong tay rất nhiều “hồ sơ vàng” nhưng rồi cũng loại bỏ vì không phù hợp.
Nhằm đạt mục đích tối ưu trong quy trình tuyển dụng, chúng tôi đã chuẩn hoá 30 câu hỏi giúp xác định mức độ phù hợp của ứng viên với giá trị cốt lõi và văn hoá doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, ví dụ như:
- Sáng tạo: Bạn bị đắm tàu trong một năm nhưng có đủ thức ăn và nước uống để sống sót. Điện thoại không liên lạc được, vậy bạn sẽ mang theo hai thứ gì?
- Tính cách: Bạn sẽ đối phó với người đồng nghiệp làm chùn bước cả đội như thế nào?
- Sở thích: Hãy cho chúng tôi biết về sở thích bạn không đề cập trong hồ sơ xin việc.
- Khao khát thành công: Bạn sẵn sàng trả bao nhiêu để được đào tạo thành chuyên gia bán hàng?
Nếu có kết quả khả quan, chúng tôi sẽ sử dụng các bài kiểm tra có sẵn như Kolbe, Enneagram... để phân tích ưu, nhược và độ tương tích cho vị trí ứng tuyển.
7. Nhìn những điều khó thấy được
Jay Georgi - nhà sáng lập Nadvia, huấn luyện viên quản trị, điều hành, lưu giữ lợi nhuận doanh nghiệp
Thiết lập lòng tin với "nhân viên xịn" là cực kỳ quan trọng. Trọng trách của CEO là đẩy nhân viên mình đến “cực hạn” để xem họ có đáp trả hay không. Người lãnh đạo doanh nghiệp không thể lúc nào cũng chỉ trông chờ tiếng “Dạ sếp!". Hãy chủ động nghiên cứu lý lịch, hoàn cảnh nhân viên cũng như lên lịch phỏng vấn nhiều lần tại những địa điểm khác ngoài công sở.
Để thấy "cái khó thể thấy", CEO cần cẩn trọng quan sát hành vi của nhân viên bên ngoài môi trường doanh nghiệp. Mạng xã hội cũng là một chiếc “kính hiển vi" hữu hiệu vì chúng gợi mở khá nhiều điều về người dùng. Xét cho cùng, ai lại mong muốn tuyển phải một cá nhân tệ hại mọi mặt ngoài môi trường công ty chứ?
Tôi tâm niệm rằng mỗi một nhân viên ưu tú đều nhất thiết phải có nền tảng và kỹ năng cá nhân cụ thể, vững chắc. Tất thảy những kiến thức liên quan đến chuyên ngành, tôi đều có thể đào tạo được.
8. Xây dựng thương hiệu "hot"
Pekka Koskinen - doanh nhân, nhà đầu tư, người sáng lập và CEO của Leadfeeder
“Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt”, người giỏi ắt hẳn biết những startup nào đang gây sốt để đầu quân. Đồng thời, họ biết khách hàng nghĩ gì về doanh nghiệp thông qua quá trình tự chủ động nghiên cứu thị trường. Cho nên, để thu hút hiền tài, ưu tiên một của chúng tôi là đưa Leadfeeder trở thành cái tên đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong giới startup. Chúng tôi tuyển dụng nhân sự từ ngay chính mạng lưới của mình.
Những khách hàng trung thành thường chính là những cá nhân hiểu rõ giá trị sản phẩm nhất, bất kể là dưới vai trò nhân viên sale hay tiếp thị. Từ chính những người hiện công tác, bạn có thể tìm thấy cả một đội R&D (Nghiên cứu và Phát triển) tài năng. Sử dụng những đội ngũ xuất sắc khiến CEO “nhẹ gánh” và có thể khởi nghiệp nhiều lần vì không phải nhọc nhằn quản lý vi mô.
9. Tuyển việc chậm, đuổi việc nhanh
Rafe Furst - doanh nhân, nhà đầu tư, CEO của Crowdfunder
Mỗi lần tôi ngó lơ nguyên tắc “Tuyển việc chậm, đuổi việc nhanh" thì gần như ngay lập tức người nhân viên tưởng chừng “giàu tiềm năng" lại biến thành “thảm hoạ". Khi tiến độ tuyển dụng chậm rãi, đôi bên sẽ có cơ hội nhận thức rõ hơn về đồng nghiệp, cách thức thương lượng cũng như phương án giải quyết bất đồng...
Bên cạnh đó, tôi đặc biệt khuyến khích tìm hiểu nhân viên của bạn ngoài bối cảnh doanh nghiệp (trong cả các cuộc gặp mặt có "người ấy" của nhân viên, nếu được). CEO cần thiết quan sát đối tượng tuyển dụng ở mức độ sâu sắc, chứ không phải chỉ ở "lông da" bộc lộ trong môi trường làm việc.
10. Thuê ngoài
Gary Nealon - Chủ tịch HĐQT Nealon Solutions và The Rox Group
Phần lớn những “hạt nhân ưu tú” của chúng tôi đều được thuê ngoài. Nhằm giảm thiểu chi phí và gia tăng tỷ suất hoàn vốn (ROI) cho quảng cáo, chúng tôi tích cực săn tìm đội ngũ AdWords (Quảng cáo bằng từ khoá) cũng như tiếp thị Facebook. Sau đó, với chiến lược hợp lý, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm người xây dựng kênh bán hàng cũng như những cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực khác liên quan đến việc kinh doanh.
Rõ ràng, việc tuyển dụng nhân viên công tác tại công ty và phải trải qua đào tạo trước khi làm việc không thể so sánh với lợi ích mà chiến lược này mang lại .
11. Đối xử với nhân viên như với đối tác
Roy McDonald - nhà sáng lập và CEO của OneLife
Quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp tôi hết sức minh bạch: Nhân sự được lựa chọn dựa trên năng lực yêu cầu cho vị trí. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyến khích các thành viên dẫn theo đồng nghiệp của mình đến các sự kiện tập huấn.
OneLife luôn mang đến đãi ngộ xứng đáng và đối xử với nhân viên như đối tác kinh doanh, nhân viên công ty là khách hàng thân thiết nhất. Đó là tất cả những gì mà OneLife đại diện: "Phong cách, Sức khoẻ và Thịnh vượng".
Theo Doanh nhân Sài gòn/Entrepreneur